Hội thảo khoa học: 90 năm thế giới công nhận nền “Văn hóa Hòa Bình”
Hội thảo khoa học: 90 năm thế giới công nhận nền “Văn hóa Hòa Bình”
Sáng 23/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội thảo khoa học 90 năm nền "Văn hóa Hòa Bình". Dự hội thảo có bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH-TT&DL). Về phía tỉnh Hòa Bình có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đông đủ các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh các thời kỳ và các đại diện ban ngành của tỉnh Hòa Bình. TS. Philippe Le Failler - Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, đại diện cho đại sứ quán Pháp; Và hai học giả nước ngoài TS. Lia Genovese (Anh); TS. Saw Chaw Yeh (Malaysia); TS. Nguyễn Gia Đối, Phó tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học; TS. Nguyễn Việt – Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á; Nhà sử học Dương Trung Quốc – Tổng Biên tập Tạp chí Xưa và Nay.
Tham dự hội thảo còn có đông đảo các nhà khoa học, khảo cổ học đã có nhiều nghiên cứu về nền Văn hóa Hòa Bình đến từ Hội Khảo cổ học Việt Nam, Viện Thông tin khoa học xã hội.
Phát biểu chào mừng hội thảo, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Tỉnh Hòa Bình rất vinh dự tổ chức Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình”. Đồng chí khẳng định: Nền "Văn hóa Hòa Bình” còn nhiều điều bí ẩn và thú vị chưa khám phá hết. Hy vọng các nhà khoa học sẽ nối dài thêm lịch sử nghiên cứu về nền văn hóa rực rỡ này, bổ sung đầy đủ điều kiện, tiêu chí phục vụ công tác xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích các cấp để các di tích tiếp tục được quan tâm đầu tư và bảo vệ tốt hơn.
Hội thảo đã nhận được 24 tham luận và các nhà khoa học đã tập trung thảo luận 3 chuyên đề:
Colani và lịch sử nghiên cứu về "Văn hóa Hòa Bình”; những thành tựu mới trong nghiên cứu về "Văn hóa Hòa Bình” ở Việt Nam và trên thế giới; bảo tồn và phát huy di sản "Văn hóa Hòa Bình”. Trong đó có một số phát biểu tham luận quan trọng như: Madeleine Colani và nền Văn hóa Hòa Bình của TS. Ngô Thế Long; Văn hóa Hòa Bình sau 90 năm xác lập và nghiên cứu: Những nhận thức mới và vấn đề của PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử. Nhà sử học Dương Trung Quốc với tham luận về giá trị của nền Văn hóa Hòa Bình; PGS.TS Trình Năng Chung tham luận nội dung "Hang Phia Vài, một di tích Hòa Bình tiêu biểu ở miền núi Đông Bắc Việt Nam", TS. Lê Hải Đăng báo cáo về “Các phát hiện và nghiên cứu mới về di tích văn hóa Hòa Bình ở tỉnh Hòa Bình những năm gần đây”.
Phát biểu bế mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức hội thảo khẳng định: Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” là sự kiện khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng, dịp để các nhà nghiên cứu cùng trao đổi, tiếp cận, làm sáng tỏ thêm các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Sau thời gian làm việc khẩn trương, tích cực, hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao, Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” đã hoàn thành tốt các nội dung, chương trình và mục tiêu đề ra.
Ảnh 1: Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Hòa Bình chụp ảnh cùng các nhà khoa học tham dự hội thảo.
Ảnh 2: Các nhà khoa học tham dự Hội thảo Văn hóa Hòa Bình
Tin bài: Lê Hải Đăng (Viện Khảo cổ học)
Ảnh: Nguyễn Đỗ Đạt (Bảo tàng Hòa Bình)
Sáng 23/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội thảo khoa học 90 năm nền "Văn hóa Hòa Bình". Dự hội thảo có bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH-TT&DL). Về phía tỉnh Hòa Bình có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đông đủ các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh các thời kỳ và các đại diện ban ngành của tỉnh Hòa Bình. TS. Philippe Le Failler - Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, đại diện cho đại sứ quán Pháp; Và hai học giả nước ngoài TS. Lia Genovese (Anh); TS. Saw Chaw Yeh (Malaysia); TS. Nguyễn Gia Đối, Phó tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học; TS. Nguyễn Việt – Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á; Nhà sử học Dương Trung Quốc – Tổng Biên tập Tạp chí Xưa và Nay.
Tham dự hội thảo còn có đông đảo các nhà khoa học, khảo cổ học đã có nhiều nghiên cứu về nền Văn hóa Hòa Bình đến từ Hội Khảo cổ học Việt Nam, Viện Thông tin khoa học xã hội.
Phát biểu chào mừng hội thảo, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Tỉnh Hòa Bình rất vinh dự tổ chức Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình”. Đồng chí khẳng định: Nền "Văn hóa Hòa Bình” còn nhiều điều bí ẩn và thú vị chưa khám phá hết. Hy vọng các nhà khoa học sẽ nối dài thêm lịch sử nghiên cứu về nền văn hóa rực rỡ này, bổ sung đầy đủ điều kiện, tiêu chí phục vụ công tác xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích các cấp để các di tích tiếp tục được quan tâm đầu tư và bảo vệ tốt hơn.
Hội thảo đã nhận được 24 tham luận và các nhà khoa học đã tập trung thảo luận 3 chuyên đề:
Colani và lịch sử nghiên cứu về "Văn hóa Hòa Bình”; những thành tựu mới trong nghiên cứu về "Văn hóa Hòa Bình” ở Việt Nam và trên thế giới; bảo tồn và phát huy di sản "Văn hóa Hòa Bình”. Trong đó có một số phát biểu tham luận quan trọng như: Madeleine Colani và nền Văn hóa Hòa Bình của TS. Ngô Thế Long; Văn hóa Hòa Bình sau 90 năm xác lập và nghiên cứu: Những nhận thức mới và vấn đề của PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử. Nhà sử học Dương Trung Quốc với tham luận về giá trị của nền Văn hóa Hòa Bình; PGS.TS Trình Năng Chung tham luận nội dung "Hang Phia Vài, một di tích Hòa Bình tiêu biểu ở miền núi Đông Bắc Việt Nam", TS. Lê Hải Đăng báo cáo về “Các phát hiện và nghiên cứu mới về di tích văn hóa Hòa Bình ở tỉnh Hòa Bình những năm gần đây”.
Phát biểu bế mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức hội thảo khẳng định: Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” là sự kiện khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng, dịp để các nhà nghiên cứu cùng trao đổi, tiếp cận, làm sáng tỏ thêm các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Sau thời gian làm việc khẩn trương, tích cực, hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao, Hội thảo 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” đã hoàn thành tốt các nội dung, chương trình và mục tiêu đề ra.
Ảnh 1: Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Hòa Bình chụp ảnh cùng các nhà khoa học tham dự hội thảo.
Ảnh 2: Các nhà khoa học tham dự Hội thảo Văn hóa Hòa Bình
Tin bài: Lê Hải Đăng (Viện Khảo cổ học)
Ảnh: Nguyễn Đỗ Đạt (Bảo tàng Hòa Bình)
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9298173
Số người đang online: 25