Mười giá trị văn hóa tiêu biểu Thăng Long-Hà Nội: Ẩm thực

Tác giả: Nguyễn Viết Chức
Nhà xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Số trang: 86 trang
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
  Người dân Thăng Long - Hà Nội trải qua nhiều thể hệ sống và làm việc trên mảnh đất ngàn năm văn hiến đã tạo dựng nên một nền văn hóa giàu bản sắc vùng miền được chắt lọc và cô đúc lại. Trong đó phải kể tới văn hóa ẩm thực tinh hoa, độc đáo, phong phú, hấp dẫn đến mức những người nước ngoài khi đặt chân đến đất này phải sửng sốt, ngỡ ngàng về sự tinh tế, phong phú, hấp dẫn đó. Vì sao văn hóa ẩm thực Thăng Long-Hà Nội phong phú, độc đáo, tinh hoa, có sức hấp dẫn lớn như vậy? Bởi có lẽ nó được tạo nên từ bàn tay của những nhà ẩm thực ưu tú khắp các vùng miền của đất nước hội tụ về đây. Các món ăn, quà bánh, các sản phẩm ẩm thực được dày công chăm chút, chọn lọc, hoàn thiện rồi lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Chúng ta hãy nhìn vào cách ăn uống của con người nơi đây. Ăn uống đối với người Hà Nội nhiều khi còn đòi hỏi không gian và thời gian thích hợp. Mùa hè, sướng nhất là lên hồ Tây, thưởng thức món bánh tôm giòn tan, ngọt ngào vị tôm tươi với những đĩa rau ghém và nước chấm vô cùng hấp dẫn. Vừa ăn vừa hưởng những làn gió mát rượi, phả lên từ những làn sóng ì oạp vỗ bờ. Mùa lạnh, thú vị nhất là cùng bạn bè, người thân quây quần bên bộ sập gụ, trong căn phòng ấm cúng, vừa cụng li vừa thưởng thức món chả cá Lã Vọng. Ăn uống đối với người Hà thành quả thật không chỉ là nhu cầu duy trì cuộc sống mà còn là một thú vui, hạnh phúc, tận hưởng những món ăn ngon, quà ngon mà chính bàn tay, khối óc của họ đã nâng lên tầm nghệ thuật và khoa học!
Sự sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa ẩm thực của người Hà thành vô cùng phong phú. Theo thời gian, trong danh sách dài của các món quà ngon mà ta đương thưởng thức chắc chắn sẽ còn được ghi thêm nhiều, bổ sung rất nhiều các món ngon, quà ngon  khác mà người Hà thành sẽ sáng tạo ra.. Tuy nhiên, thời gian cũng là liều thuốc thử khắc nghiệt đối với sự tồn tại và phát triển của ẩm thực Hà Nội. Không ít những món ngon, quà ngon đã thất truyền hoặc có nguy cơ thất truyền vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan: Đất nước cùng với Hà Nội đã trải qua nhiều năm chiến tranh dài và khốc liệt khiến  nền kinh tế kiệt quệ. Lương thực, thực phẩm thiếu thốn. Nhiều nghệ nhân ẩm thực phải bỏ nghề. Nhiều vị tổ nghiệp, thày nghề già cả viên tịch không kịp truyền lại các kinh nghiệm, bí quyết cho hậu thế.
Với tâm huyết và niềm say mê văn hóa tinh hoa và phong phú của Thăng Long - Hà Nội, nhất là văn hóa ẩm thực; các tác giả của cuốn sách đã lựa chọn 10 món ngon Thăng Long - Hà Nội hiện còn đang thịnh hành, 10 món ngon Thăng Long đã thất truyền và 10 món quà đặc sắc nhất trong số những món ngon, quà ngon của Thăng Long - Hà Nội để giới thiệu trong tập sách này, theo các tiêu chí dưới đây:
- Cách chế biến công phu, độc đáo, cách trình bày có tính thẩm mỹ cao.
- Cách ăn, cách thưởng thức tinh tế của người Hà thành.
- Đánh giá của giới ẩm thực học, của các nhà văn hóa Hà thành xưa và nay như Thach Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân vv…được phản ánh trong các tác phẩm và công trình nghiên cứu được nhiều người biết đến.
- Qua cách đánh giá khách quan và khoa học của các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước có uy tín như: Discovery, CNN, Huffington Post, Buffalo tour..v.v
Cách nhìn nhận và cách tiếp cận của các tác giả về đề tài 10 món ăn ngon và 10 món quà ngon trong cuốn sách này không chỉ giới hạn trong việc chỉ ra những thức ăn “ngon”, “ăn không biết chán” mà còn gợi lên tài năng của những người làm bếp. Bằng đôi bàn tay khéo léo trong chế biến, với bộ óc thông minh trong cách lựa chọn nguyên liệu và quy trình chế biến đầy sáng tạo như những người nghệ sỹ, họ đã thổi hồn vào tác phẩm của mình khiến cho các thực khách, trước tiên là người Hà thành khi thưởng thức nó, cảm thấy cần phải có văn hóa ứng xử sao cho đúng mà tạo cho mình một phong cách ăn lịch thiệp, tao nhã, hợp lý khi trước mắt mình là những tuyệt phẩm ẩm thực. Còn những người đi xa Hà Nội thì bồi hồi, nhớ nhung, thèm muốn khi nghĩ đến nó vì nó (phở, nem, bún thang …) đã trở thành quốc hồn, quốc túy của các con dân Việt nói chung và dân Hà thành nói riêng.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9254702
Số người đang online: 16