HÌNH TƯỢNG ĐẦU NGƯỜI MÌNH CHIM TRONG NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC ĐẠI VIỆT: NGUỒN GỐC, TÊN GỌI VÀ Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG

Thần thoại luôn ảnh hưởng và giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật. Chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều nhân vật huyền thoại xuất hiện trong nghệ thuật, kiến trúc và điều khắc, đặt biệt là kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng. Những hình tượng này vừa mang tính huyền bí vừa hàm chứa những giá trị mang ý nghĩa biểu trưng cao.
Đầu người mình chim là một mô-típ phổ biến của nhiều nền văn hóa lớn của nhân loại: thần Eris (Hy Lạp), thần Horus và Thoth (Ai Cập); Ấn Độ và Trung Hoa. Trong văn nghệ thuật và kiến trúc cổ đại của Việt Nam, hình tượng đầu người mình chim được bắt gặp trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa của văn hóa Đại Việt và văn hóa Champa. Sự xuất hiện của hình tượng đầu người mình chim cùng với những nét đặc sắc về hình khối, họa tiết của nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả nhằm nghiên cứu tên gọi, nguồn gốc cũng như ý nghĩa biểu tượng của nó.
Trong văn hóa Champa, hình tượng đầu người mình chim được tìm thấy trong nhiều kiến trúc đền tháp. Hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ Kinnari1 để chỉ hình tượng này (Duflos 1998: 4; Nguyễn Ngọc Chất và cộng sự 2013: 66). Trong văn hóa Đại Việt, hình tượng đầu người mình chim được phát hiện chủ yếu trong các kiến trúc Phật giáo thời Lý và thời Trần (thế kỉ XI-XIV). Các nhà nghiên cứu cho rằng, hình tượng đầu người mình chim trong văn hóa Đại Việt chịu ảnh hưởng từ văn hóa Champa, do đó thường dùng thuật ngữ Kinnari để gọi những hình tượng này: “những người chim kiểu Kinnari” (Chu Quang Trứ 2001: 502); “tiên nữ đầu người mình chim (Kinnari)” (Nguyễn Đức Nùng 1977: 72; Nguyễn Du Chi 2003: 170; Trần Lâm Biền 2008: 240).
Ngoài việc sử dụng tên gọi Kinnari, hình tượng đầu người mình chim còn được gọi là Ca Lăng Tần Già hay Ca La Tần Già. Nguyễn Phi Hoành (1970: 71) có lẽ là người đầu tiên và là một trong số ít các nhà khoa học gọi hình tượng này là Ca La Tần Già. Dựa trên nguồn tư liệu của các học giả Trung Quốc, Tống Trung Tín (1997: 66-68, 213) gợi mở rằng trong điêu khắc Phật giáo Ấn Độ - Đông Nam Á, nhân vật này phổ biến với tên gọi nữ thần đầu người mình chim Kinnari, còn trong nghệ thuật phật giáo thời Đường ở Trung Quốc nhân vật này có tên là Ca La Tần Già. Chu Quang Trứ (2001: 71) cùng quan điểm trên, cho rằng ở Trung Quốc gọi hình tượng này là Ca La Tần Già và thần thoại Ấn Độ gọi là Kinnari. Điều đó có nghĩa rằng, Ca La Tần Già và Kinnari được đồng nhất với nhau.
Điểm qua các nghiên cứu có thể thấy đến nay, hình tượng đầu người mình chim được gọi phổ biến là Kinnari. Dựa trên tài liệu khảo cổ học, bài viết này, đề cập đến những phát hiện về hình tượng đầu người mình chim tại miền Trung thuộc văn hóa Champa và phát hiện tại miền Bắc thuộc văn hóa Đại Việt. So sánh với các hình tượng tương tự xuất hiện trong nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á và Đông Bắc Á nhằm làm rõ những nét tương đồng, khác biệt của hình tượng đầu người mình chim trong văn hóa Champa, Đại Việt với các nền văn hóa xung quanh. Kết hợp với khảo cứu nguồn tư liệu kinh điển Phật học, từ đó mong muốn tìm hiểu về nguồn gốc, tên gọi và giá trị biểu tượng của hình tượng đầu người mình chim trong văn hóa Đại Việt thế kỉ XI- XIV.

(Nguyễn Hữu Mạnh và nnk)

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023343
Số người đang online: 29