Lịch sử giáo dục Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 1858

- Tác giả: PGS.TS Vũ Duy Mền (chủ biên)
- Nxb: Khoa học xã hội - 2020
- Khổ: 16 x 24cm
- Số trang: 616 tr
- Hình thức bìa: mềm
    Giáo dục và khoa cử là đề tài rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nếu không có giáo dục và khoa cử thì sẽ không có được đội ngũ trí thức Nho học đông đảo, trong đó có nhiều bậc hiền tài đảm đương trọng trách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước lâu dài; sẽ không có được những tri thức, văn hóa để hun đúc nên nền văn hiến đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, việc tìm hiểu lịch sử giáo dục và khoa cử, mà trước hết là giáo dục Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 1858, là rất cần thiết. Qua đó, Nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề của giáo dục Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 1958 nhằm thực hiện hiệu quả nhất chủ trương Giáo dục đào tạo là Quốc sách hàng đầu, đảm bảo đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ giao lưu và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. 
      Cuốn sách gồm 06 chương: Chương 1: Giáo dục Nho học và Phật học ở Việt Nam trước thế kỷ X; Chương 2: Tổ chức giáo dục; Chương 3: Các khoa thi; Chương 4: Chính sách sử dụng đại khoa của Nhà nước quân chủ; Chương 5: Những đóng góp của các vị đại khoa; Chương 6: Những tấm gương điển hình của thầy và trò. Các tác giả trình bày trung thực và có hệ thống về tổ chức giáo dục; khoa cử; việc chọn lựa; sử dụng và đãi ngộ các vị đại khoa hiền tài của các triều đại quân chủ Việt Nam; cùng những đóng góp, cống hiến quan trọng của họ đối với các vương triều và đất nước; những tấm gương điển hình của thầy và trò thời kỳ trung đại từ thế kỷ X đến năm 1858, nêu gương sáng cho hậu thế ngưỡng vọng, học tập. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng phác thảo rất sinh động về Phật học, nhưng chủ yếu là Nho học và những thành tựu và đóng góp to lớn của Nho học, Phật học đối với lịch sử, văn hóa dân tộc.
Đặc biệt từ trong Giáo dục thời trung đại đã hình thành nên một truyền thống trọng học và hiếu học quý giá của người Việt Nam. Cùng với sự xuất hiện của những người thầy đạo cao đức trọng như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đình nguyên Nguyễn Đình Trụ, Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, Võ Trường Toản, Lê Quý Đôn, Phó bảng Nguyễn Văn Siêu… còn có những tấm gương xuất sắc của nhiều thế hệ học trò như: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quý Đức, Phan Kính, Bùi Huy Bích… Họ mãi là nguồn cổ vũ để các thế hệ hậu học ngưỡng mộ, học hỏi.
     Cuốn sách cũng đề cập đến những hạn chế căn bản của nền Giáo dục và khoa cử Nho học. Nho giáo là một học thuyết chính trị xã hội, Nho học là để phục vụ cho học thuyết đó. Nho giáo chủ trương xây dựng một xã hội “tôn quân vô thượng”, chỉ có vua là cao hơn cả. Xã hội mà trong đó đề cao đạo “Tam cương, ngũ thường”. Người quân tử - kẻ sĩ, được đào tạo theo mẫu người lý tưởng của xã hội Nho giáo: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Trật tự xã hội quân chủ dường như đã định sẵn, không thể thay đổi. Kẻ sĩ học kinh sách của thánh hiền rồi cứ theo đó mà làm một cách cứng nhắc đã dẫn đến việc học, việc thi theo lối cử nghiệp, kiến thức sáo mòn, chú ý đến hình thức văn bài hơn là nội dung kiến thức, hạn chế sức sáng tạo của người học, ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng và phát triển xã hội tiến bộ.
Đây là công trình nghiên cứu công phu và nghiêm túc, nhóm tác giả đã cập nhật những kết quả nghiên cứu của giới Sử học trong nước và ngoài nước về chính vấn đề liên quan. Nhóm biên soạn tập trung khai thác, phát hiện và bổ sung nguồn sử liệu vốn có và mới, làm cho bộ sách thêm phong phú, đáp ứng nhu cầu đối với thực tiễn. Kết quả nghiên cứu đã rút ra những bài học bổ ích, đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh cải cách triệt để nền giáo dục hiện nay góp phần đưa đất nước phát triển bền vững, thịnh vượng.
Với những nội dung trên, hi vọng cuốn sách sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các chuyên gia, nhà khoa học, quản lý giáo dục và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực giáo dục nói chung.
Xin trân trọng giới thiệu!
Nguồn: Nxb: Khoa học xã hội
 
 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023662
Số người đang online: 24