Văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc Việt Nam (Qua tài liệu khảo cổ học từ năm 2000 - 2015)
- Nhà xuất bản: Khoa học xã hội - 2020
- Số trang: 570 trang
- Hình thức bìa: bìa cứng
Cuốn sách Văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc Việt Nam (Qua tài liệu khảo cổ học từ năm 2000 - 2015) do PGS.TS. Trình Năng Chung (Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) làm chủ biên. Đây là cuốn sách chuyên khảo và cũng là sản phẩm nâng cao của đề tài cấp Bộ: “Văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc Việt Nam (qua tư liệu khảo cổ học năm 2000-2015)” do PGS.TS. Trình Năng Chung làm chủ nhiệm. Sách dày 570 trang. Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung cuốn sách được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tư liệu
Tác giả khái quát một số điểm chính về điều kiện tự nhiên vùng núi Đông Bắc Việt Nam để làm rõ hơn điều kiện môi trường sinh cư của dân sơ kỳ Đá mới miền núi Đông Bắc trên các khía cạnh: Vị trí địa lý; Địa hình; Khí hậu; Thủy Văn.
Cũng trong chương này, nhóm nghiên cứu đã giới thiệu lịch sử phát hiện và nghiên cứu văn hóa tiền sử ở miền núi Đông Bắc trải qua 3 giai đoạn: (i) Giai đoạn I (1906 đến 1932); (ii) Giai đoạn II (Từ 1961 đến 1999); (iii) Giai đoạn III (từ 2000 đến nay). Trong 3 giai đoạn này, giai đoạn III được xem là có nhiều phát hiện và nghiên cứu mới về khảo cổ học. Trên cơ sở đó, nhiều ấn phẩm được công bố liên quan đến hai nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc.
Chương 2. Những di tích văn hóa Hòa Bình ở miền núi Đông Bắc – Những đặc điểm cơ bản (phát hiện và nghiên cứu từ năm 2000 đến 2015)
Kể từ năm 2000 đến nay, các nhà khảo cổ học phát hiện được 21 di tích Hòa Bình trên địa bàn các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, trong đó có 14 di tích hang động và 7 di tích ngoài trời. Đây là những di tích Hòa Bình đầu tiên được phát hiện trong khu vực, đáng chú ý là có 6 địa điểm được khai quật. Những địa điểm mới này tập trung chủ yếu trong các hang động dọc đôi bờ sông Gâm trải dài từ đất Bắc Mê (Hà Giang) đến Na Hang (Tuyên Quang).
Để làm rõ được các đặc điểm cơ bản của các di tích Hòa Bình, nhóm tác giả đã lựa chọn trình bày một số di tích tiêu biểu như hang Phia Vài, hang Thẳm Choóng, hang Núi Bút, hang Khuổi Nấng, hang Thẩm Hẩu, hang Đán Cúm, hang Xum Lốm…Đây là những di tích đã được khai quật hoặc đào thám sát, có địa tầng rõ ràng, hàm chứa nhiều di tích, di vật, có niên đại tuyệt đối C14. Qua nghiên cứu diễn biến địa tầng của các di tích Hòa Bình ở khu vực nghiên cứu cho thấy phần lớn các di tích Hòa Bình có 1 tầng văn hóa thuần nhất. Hệ thống niên đại tuy còn ít, nhưng bước đầu cho thấy các di tích Hòa Bình ở vùng núi Đông Bắc có tuổi từ trên dưới 10.000 năm đến 6.000 năm cách nay. Nhóm tác giả đưa ra giả thiết rằng, sự có mặt của những di tích Hòa Bình trên vùng núi Đông Bắc là kết quả của quá trình chuyển cư của những nhóm cư dân văn hóa Hòa Bình trên các thềm sông Hồng, sông Lô (nằm về phía Tây khu Đông Bắc) trước sự ảnh hưởng của những đợt mưa lớn đầu Holocene đã rút về cư trú trong hang động đá vôi phía Tây của vùng núi Đông Bắc và trên những bậc thềm cao ven sông Gâm. Cũng nhiều khả năng một vài nhóm cộng đồng người Hòa Bình do sức ép của sự tăng dân số đã tham gia vào quá trình di cư từ vùng đất lõi Hòa Bình, Thanh Hóa lên vùng núi Đông Bắc tìm những không gian mưu sinh mới. Đây là những nhận thức mới, lần đầu tiên về văn hóa Hòa Bình ở vùng núi Đông Bắc được đưa ra.
Chương 3. Những di tích văn hóa Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc – Những đặc điểm cơ bản (phát hiện và nghiên cứu từ năm 2000 đến 2015)
Trước năm 2000, các nhà khảo cổ đã phát hiện được 51 di tích Bắc Sơn phân bố chủ yếu ở 2 tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên. Từ năm 2000 đến nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục phát hiện mới 23 di tích Bắc Sơn trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang. Hầu hết là những di tích hang động, không có di tích ngoài trời.
Trong chương này, để làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của các di tích, di vật và niên đại của văn hóa Bắc Sơn, nhóm tác giả trình bày kết quả nghiên cứu một số di tích tiêu biểu như: Hang Ngườm Vài; Hang Ốc; Hang Pắc Tà; Hang Thắm; Hang Nà Mò; Hang Ngườm Càng .
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khung niên đại của văn hóa Bắc Sơn được xác định từ 12.000-5.000 năm cách nay. Văn hóa Bắc Sơn không nằm trọn vẹn trong giai đoạn sơ kỳ Đá mới mà một bộ phận đã thuộc về trung kỳ Đá mới. Đây là nhận thức hoàn toàn mới so với những hiểu biết trước đây về văn hóa Bắc Sơn.
Chương 4. Chủ nhân, đời sống và mối quan hệ văn hóa của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn miền núi Đông Bắc
Cùng với việc phân tích (i) Chủ nhân; và (ii) Đời sống của cư dân Hòa Bình- Bắc Sơn, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu về các mối quan hệ văn hóa giữa văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn với các văn hóa, kỹ nghệ khác có niên đại sớm hoặc muộn hơn trong khu vực. Trong đó, đặc biệt chú trọng nghiên cứu đến mối quan hệ giữa 2 văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn. Nghiên cứu đã bước đầu tổng hợp, so sánh tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của 2 nền văn hóa trong không gian miền núi Đông Bắc và đã xác định được những đặc điểm chung và riêng giữa 2 nền văn hóa: Sự giống nhau, đó là cùng cư trú trong môi trường hang động, cùng phương thức kiếm ăn, cùng phương thức chế tác công cụ lao động từ những hòn cuội sông suối, gần gũi nhau về phương thức mai táng chôn người chết. Sự giống nhau này xuất phát từ việc họ cùng sống trong một môi trường sinh thái, do giao thoa văn hóa; Sự khác nhau được thể hiện ở những mặt sau: (i) Kỹ thuật chế tác đá và thủ pháp ghè một mặt, coi trọng công cụ hạch cuội trong văn hóa Hòa Bình; (ii) Thủ pháp ghè hai mặt cuội, công cụ mảnh và kỹ thuật tách mảnh phát triển trong văn hóa Bắc Sơn; (iii) Các loại hình công cụ Sumatralith phổ biến trong văn hóa Hòa Bình; (iv) Công cụ rìu mài lưỡi và dấu Bắc Sơn là đặc trưng nổi bật của văn hóa Bắc Sơn. Sự khác biệt này xuất phát từ sự khác biệt về nguồn gốc văn hóa. Văn hóa Bắc Sơn được hình thành một cách độc lập, khác với nguồn gốc của văn hóa Hòa Bình. Chủ nhân văn hóa Bắc Sơn là những người sớm làm chủ khu vực miền núi Đông Bắc trước khi cư dân Hòa Bình có mặt tại khu vực này. Đây là những quan điểm mới và hoàn toàn khác với quan điểm trước đây cho rằng văn hóa Hòa Bình là nguồn gốc nảy sinh ra văn hóa Bắc Sơn.
Văn hóa Hòa Bình phát triển mạnh về phía Tây và đến một số vùng Đông Nam Á hải đảo nhưng không thấy thể hiện rõ ở vùng biên giới Việt – Trung. Ngược lại, văn hóa Bắc Sơn có ảnh hưởng rõ rệt hơn dến vùng biên giới Việt – Trung cũng như khu vực ven biển Quảng Ninh (Việt Nam) và khu vực vực duyên hải Quảng Đông (Trung Quốc).
Có thể nói, với 21 di tích văn hóa Hòa Bình và 23 di tích văn hóa Bắc Sơn mới được phát hiện và nghiên cứu là một nỗ lực lớn của các nhà khảo cổ học tiền sử Việt Nam. Kết quả những nghiên cứu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, làm thay đổi một số nhận thức lớn về văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn. Với những điểm này, nhóm tác giả đã đóng góp rất lớn cho việc nghiên cứu và khôi phục những trang sử cổ xưa của lịch sử Việt Nam.
Cùng với 60 trang tài liệu về các bảng thống kê và 94 trang tài liệu phụ lục là sơ đồ, bản vẽ và ảnh đã giúp độc giả dễ dàng tiếp cận với vấn đề nghiên cứu và hiểu thêm về những thành quả mà các nhà khảo cổ học, nhóm nghiên cứu đã dày công thu thập nghiên cứu trong suốt mấy chục năm qua, tạo nên nguồn tư liệu sinh động có giá trị khoa học cao.
Hy vọng cuốn sách với nguồn tài liệu hữu ích đáp ứng nhu cầu của bạn đọc quan tâm tới văn hóa thời tiền sử Việt Nam, đặc biệt là văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
- Số trang: 570 trang
- Hình thức bìa: bìa cứng
Cuốn sách Văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc Việt Nam (Qua tài liệu khảo cổ học từ năm 2000 - 2015) do PGS.TS. Trình Năng Chung (Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) làm chủ biên. Đây là cuốn sách chuyên khảo và cũng là sản phẩm nâng cao của đề tài cấp Bộ: “Văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc Việt Nam (qua tư liệu khảo cổ học năm 2000-2015)” do PGS.TS. Trình Năng Chung làm chủ nhiệm. Sách dày 570 trang. Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung cuốn sách được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tư liệu
Tác giả khái quát một số điểm chính về điều kiện tự nhiên vùng núi Đông Bắc Việt Nam để làm rõ hơn điều kiện môi trường sinh cư của dân sơ kỳ Đá mới miền núi Đông Bắc trên các khía cạnh: Vị trí địa lý; Địa hình; Khí hậu; Thủy Văn.
Cũng trong chương này, nhóm nghiên cứu đã giới thiệu lịch sử phát hiện và nghiên cứu văn hóa tiền sử ở miền núi Đông Bắc trải qua 3 giai đoạn: (i) Giai đoạn I (1906 đến 1932); (ii) Giai đoạn II (Từ 1961 đến 1999); (iii) Giai đoạn III (từ 2000 đến nay). Trong 3 giai đoạn này, giai đoạn III được xem là có nhiều phát hiện và nghiên cứu mới về khảo cổ học. Trên cơ sở đó, nhiều ấn phẩm được công bố liên quan đến hai nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc.
Chương 2. Những di tích văn hóa Hòa Bình ở miền núi Đông Bắc – Những đặc điểm cơ bản (phát hiện và nghiên cứu từ năm 2000 đến 2015)
Kể từ năm 2000 đến nay, các nhà khảo cổ học phát hiện được 21 di tích Hòa Bình trên địa bàn các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, trong đó có 14 di tích hang động và 7 di tích ngoài trời. Đây là những di tích Hòa Bình đầu tiên được phát hiện trong khu vực, đáng chú ý là có 6 địa điểm được khai quật. Những địa điểm mới này tập trung chủ yếu trong các hang động dọc đôi bờ sông Gâm trải dài từ đất Bắc Mê (Hà Giang) đến Na Hang (Tuyên Quang).
Để làm rõ được các đặc điểm cơ bản của các di tích Hòa Bình, nhóm tác giả đã lựa chọn trình bày một số di tích tiêu biểu như hang Phia Vài, hang Thẳm Choóng, hang Núi Bút, hang Khuổi Nấng, hang Thẩm Hẩu, hang Đán Cúm, hang Xum Lốm…Đây là những di tích đã được khai quật hoặc đào thám sát, có địa tầng rõ ràng, hàm chứa nhiều di tích, di vật, có niên đại tuyệt đối C14. Qua nghiên cứu diễn biến địa tầng của các di tích Hòa Bình ở khu vực nghiên cứu cho thấy phần lớn các di tích Hòa Bình có 1 tầng văn hóa thuần nhất. Hệ thống niên đại tuy còn ít, nhưng bước đầu cho thấy các di tích Hòa Bình ở vùng núi Đông Bắc có tuổi từ trên dưới 10.000 năm đến 6.000 năm cách nay. Nhóm tác giả đưa ra giả thiết rằng, sự có mặt của những di tích Hòa Bình trên vùng núi Đông Bắc là kết quả của quá trình chuyển cư của những nhóm cư dân văn hóa Hòa Bình trên các thềm sông Hồng, sông Lô (nằm về phía Tây khu Đông Bắc) trước sự ảnh hưởng của những đợt mưa lớn đầu Holocene đã rút về cư trú trong hang động đá vôi phía Tây của vùng núi Đông Bắc và trên những bậc thềm cao ven sông Gâm. Cũng nhiều khả năng một vài nhóm cộng đồng người Hòa Bình do sức ép của sự tăng dân số đã tham gia vào quá trình di cư từ vùng đất lõi Hòa Bình, Thanh Hóa lên vùng núi Đông Bắc tìm những không gian mưu sinh mới. Đây là những nhận thức mới, lần đầu tiên về văn hóa Hòa Bình ở vùng núi Đông Bắc được đưa ra.
Chương 3. Những di tích văn hóa Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc – Những đặc điểm cơ bản (phát hiện và nghiên cứu từ năm 2000 đến 2015)
Trước năm 2000, các nhà khảo cổ đã phát hiện được 51 di tích Bắc Sơn phân bố chủ yếu ở 2 tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên. Từ năm 2000 đến nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục phát hiện mới 23 di tích Bắc Sơn trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang. Hầu hết là những di tích hang động, không có di tích ngoài trời.
Trong chương này, để làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của các di tích, di vật và niên đại của văn hóa Bắc Sơn, nhóm tác giả trình bày kết quả nghiên cứu một số di tích tiêu biểu như: Hang Ngườm Vài; Hang Ốc; Hang Pắc Tà; Hang Thắm; Hang Nà Mò; Hang Ngườm Càng .
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khung niên đại của văn hóa Bắc Sơn được xác định từ 12.000-5.000 năm cách nay. Văn hóa Bắc Sơn không nằm trọn vẹn trong giai đoạn sơ kỳ Đá mới mà một bộ phận đã thuộc về trung kỳ Đá mới. Đây là nhận thức hoàn toàn mới so với những hiểu biết trước đây về văn hóa Bắc Sơn.
Chương 4. Chủ nhân, đời sống và mối quan hệ văn hóa của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn miền núi Đông Bắc
Cùng với việc phân tích (i) Chủ nhân; và (ii) Đời sống của cư dân Hòa Bình- Bắc Sơn, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu về các mối quan hệ văn hóa giữa văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn với các văn hóa, kỹ nghệ khác có niên đại sớm hoặc muộn hơn trong khu vực. Trong đó, đặc biệt chú trọng nghiên cứu đến mối quan hệ giữa 2 văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn. Nghiên cứu đã bước đầu tổng hợp, so sánh tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của 2 nền văn hóa trong không gian miền núi Đông Bắc và đã xác định được những đặc điểm chung và riêng giữa 2 nền văn hóa: Sự giống nhau, đó là cùng cư trú trong môi trường hang động, cùng phương thức kiếm ăn, cùng phương thức chế tác công cụ lao động từ những hòn cuội sông suối, gần gũi nhau về phương thức mai táng chôn người chết. Sự giống nhau này xuất phát từ việc họ cùng sống trong một môi trường sinh thái, do giao thoa văn hóa; Sự khác nhau được thể hiện ở những mặt sau: (i) Kỹ thuật chế tác đá và thủ pháp ghè một mặt, coi trọng công cụ hạch cuội trong văn hóa Hòa Bình; (ii) Thủ pháp ghè hai mặt cuội, công cụ mảnh và kỹ thuật tách mảnh phát triển trong văn hóa Bắc Sơn; (iii) Các loại hình công cụ Sumatralith phổ biến trong văn hóa Hòa Bình; (iv) Công cụ rìu mài lưỡi và dấu Bắc Sơn là đặc trưng nổi bật của văn hóa Bắc Sơn. Sự khác biệt này xuất phát từ sự khác biệt về nguồn gốc văn hóa. Văn hóa Bắc Sơn được hình thành một cách độc lập, khác với nguồn gốc của văn hóa Hòa Bình. Chủ nhân văn hóa Bắc Sơn là những người sớm làm chủ khu vực miền núi Đông Bắc trước khi cư dân Hòa Bình có mặt tại khu vực này. Đây là những quan điểm mới và hoàn toàn khác với quan điểm trước đây cho rằng văn hóa Hòa Bình là nguồn gốc nảy sinh ra văn hóa Bắc Sơn.
Văn hóa Hòa Bình phát triển mạnh về phía Tây và đến một số vùng Đông Nam Á hải đảo nhưng không thấy thể hiện rõ ở vùng biên giới Việt – Trung. Ngược lại, văn hóa Bắc Sơn có ảnh hưởng rõ rệt hơn dến vùng biên giới Việt – Trung cũng như khu vực ven biển Quảng Ninh (Việt Nam) và khu vực vực duyên hải Quảng Đông (Trung Quốc).
Có thể nói, với 21 di tích văn hóa Hòa Bình và 23 di tích văn hóa Bắc Sơn mới được phát hiện và nghiên cứu là một nỗ lực lớn của các nhà khảo cổ học tiền sử Việt Nam. Kết quả những nghiên cứu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, làm thay đổi một số nhận thức lớn về văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn. Với những điểm này, nhóm tác giả đã đóng góp rất lớn cho việc nghiên cứu và khôi phục những trang sử cổ xưa của lịch sử Việt Nam.
Cùng với 60 trang tài liệu về các bảng thống kê và 94 trang tài liệu phụ lục là sơ đồ, bản vẽ và ảnh đã giúp độc giả dễ dàng tiếp cận với vấn đề nghiên cứu và hiểu thêm về những thành quả mà các nhà khảo cổ học, nhóm nghiên cứu đã dày công thu thập nghiên cứu trong suốt mấy chục năm qua, tạo nên nguồn tư liệu sinh động có giá trị khoa học cao.
Hy vọng cuốn sách với nguồn tài liệu hữu ích đáp ứng nhu cầu của bạn đọc quan tâm tới văn hóa thời tiền sử Việt Nam, đặc biệt là văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn ở miền núi Đông Bắc Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
Ngô Thị Nhung
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
02 Th12 2024 10:35
25 Th11 2024 16:02
07 Th11 2024 10:48
06 Th11 2024 16:08
06 Th11 2024 16:04
04 Th11 2024 11:04
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9299650
Số người đang online: 12