Nhân học và cuộc sống: Tuyển tập Tôn giáo và Tín ngưỡng

 
Quý II năm 2014, Hội Dân tộc học thành phố Hồ Chí Minh đã xuất bản cuốn sách Nhân học và Cuộc sống. Sách do Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, là tài liệu quý cho các nhà nghiên  cứu, giảng viên, sinh viên.
 
Nhân học hiện đang có một chỗ đứng nhất định trong giáo dục, trong nghiên cứu khoa học và cả trong cơ hội nghề nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới. Đặc biệt trong quá trình đổi mới và phát triển, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào đời sống kinh tế, chính trị thế giới, đã đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên của tất cả các lĩnh vực, tất nhiên có khoa học và giáo dục. Ngành Nhân học vốn đã gặt hái nhiều thành tự quan trọng đã và đang đáp ứng tốt những đòi hỏi của việc đối mới giáo dục hiện nay.
Việc thay đổi phương thức đào tạo, hoàn thiện chương trình đào tạo Dân tộc học và triển khai ngành Nhân học đã đánh dấu bước trưởng thành về mọi mặt của học thuật, tiếp cận với học thuật thế giới. Với đội ngũ Nhân học được đào tạo bài bản tại nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới, trẻ trung đầy nhiệt huyết, Khoa Nhân học đang cùng chung tay góp sức xây dựng và định vị hình ảnh Nhân học đối với sinh viên, các nhà nghiên cứu và tham gia đóng góp cho xã hội. Dựa trên nền tảng đó, tập thể Khoa Nhân học đã tập hợp các bài viết liên quan đến văn hóa tộc người, tín ngưỡng tôn giáo, nhân học phát triển để phát hành tài liệu tham khảo nghiên cứu chuyên sâu cho sinh viên và bạn đọc, đó chính là các tập sách nghiên cứu Nhân học và cuộc sống.
Tập 2: Tín ngưỡng và tôn giáo:
Với 32 bài viết về “Tín ngưỡng và tôn giáo” được các tác giả mang đến, trở thành vấn đề nóng trong thế giới đương đại, thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có nhân học. Các tác giả, dưới nhiều góc độ tiếp cận của mình, đã phác họa bức tranh toàn cảnh về tín ngưỡng tôn giáo qua góc nhìn nhân học. Với các bài viết trong tập sách mang đến nhiều hướng tiếp cận, khó tránh khỏi hạn chế nhưng chứa đựng được các nội dung phong phú về tín ngưỡng tôn giáo không chỉ tại Việt Nam, mà còn ở các nước vùng Đông Nam Á. Từ truyện kể dân gian đến những ý niệm và thực hành nghi lễ nguyên thủy; lễ hội cộng đồng truyền thống hay nghiên cứu đến tính nhị nguyên trong đạo Cao đài ở Nam Bộ; ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á, tương đồng và dị biệt giữa Phật giáo Việt Nam – Lào – Campuchia… mang lại bức tranh đa dạng về tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam. 
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc !
Ngô Thị Nhung

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9308904
Số người đang online: 26