Atlas cổ sinh vật Việt Nam (Tập Bào tử - phấn hoa)

Để hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu cổ sinh cho toàn lãnh thổ Việt Nam, vào đầu năm 2007, Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản đã chủ trì thực hiện đề tài “Thành lập Atlas Cổ sinh vật Việt Nam” với mục tiêu lưu giữ những bằng chứng khoa học về tuổi của các tầng đất đá khác nhau ở Việt Nam, đồng thời tăng cường trao đổi khoa học và hợp tác quốc tế, góp phần vào sự nghiệp nghiên cứu cổ sinh trên thế giới. Bên cạnh đó, “Atlas Cổ sinh vật Việt Nam” cũng là một tài liệu giá trị, mang tính giáo khoa chuẩn mực phục vụ công tác nghiên cứu khoa học về địa chất, khoáng sản cũng như công tác giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo có liên quan.

“Atlas Cổ sinh vật Việt Nam” trước mắt gồm 4 tập: Trùng lỗ, Thân mềm, Tay cuộn và Bào tử - Phấn hóa, được biên soạn chủ yếu dựa vào các tài liệu đã được công bố trước đây và các kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây của các nhà cổ sinh thuộc Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản, với sự cộng tác của nhiều cơ quan, trong đó có Viện Khảo cổ học.

Tập Bào tử - Phấn hoa trong bộ Atlas cổ sinh vật Việt Nam giới thiệu các Bào tử - Phấn hoa thu thập được trong các trầm tích Mesozoi và Kainozoi ở nước ta, gồm 250 taxon cấp loài được mô tả, trong đó 218 loài thuộc hệ Kainophyta và 32 loài thuộc hệ Mesophyta. Trong công trình này, mẫu vật mô tả hầu hết được sưu tập từ năm 1960 đến nay và được lưu trữ tại Bảo tàng Địa chất Hà Nội, Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản, Phân viện Dầu khí miền Nam và Viện Khảo cổ học.
Tập Bào tử - Phấn hoa gồm hai phần:
Phần 1. Bào tử - Phấn hoa trong trầm tích Mesozoi. Các hóa thạch này được xác định theo hệ thống phân loại nhân tạo (theo hình thái của hạt Bào tử và Phấn hoa), nên hệ thống phân loại cũng khác với các Bào tử - Phấn hoa của hệ thực vật Kainophyta, nhất là cấp phân loại cao hơn giống, phần này do Bùi Đức Thắng mô tả;
Phần 2. Bào tử - Phấn hoa trong trầm tích Kainozoi, chủ yếu được xác định theo hệ thống phân loại tự nhiên. Ngoài ra còn một số dạng cổ thuộc trầm tích Đệ tam được xác định theo hệ thống phân loại nhân tạo và có liên hệ với các dạng được xác định theo phân loại tự nhiên. 

Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
Ngô Thị Nhung

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9040703
Số người đang online: 16