Tạp chí Khảo cổ học số 5 - 2016
Tạp chí Khảo cổ học số 5 – 2016
Dày 100 trang (cả bìa) – Khổ 19cm x 27cm
MỤC LỤC
STT | Tr | |
1 |
Các bối cảnh trong môi trường và văn hóa trong thời kỳ Holocene ở châu thổ sông Hồng
Nguyễn Gia Đối
“Bài báo đề cập đến các bối cảnh môi trường và văn hóa trong giai đoạn từ cuối Holocene sớm đến đầu Holocene muộn ở vùng châu thổ sông Hồng. Trong giai đoạn này đồng bằng sông Hồng dần được hình thành và trải qua các biến động về môi trường (khí hậu, thảm thực vật), đặc biệt là sự biến đổi về địa mạo, cảnh quan do sự tăng giảm của mực nước biển trong thời kỳ Holocene trung. Quá trình cư trú, các mô thức kiếm sống của các nhóm cư dân từ hậu kỳ Đá mới đến thời đại Kim khí gắn với các sự kiện môi trường diễn ra ở châu thổ sông Hồng thời kỳ này. Quá trình đó diễn ra theo một xu hướng chủ đạo là từ vùng đồng cao xuống vùng đồng bằng thấp; từ các hoạt động kinh tế khai thác tự nhiên – nông nghiệp sơ khai đến nông nghiệp trồng lúa nước; từ chế tác, sử dụng công cụ đá đến kỹ thuật luyện kim đúc đồng. Đây là một trong những mô hình khá tiêu biểu mang tính khu vực và toàn cầu của quá trình tương tác, thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở một vùng châu thổ trong thời kỳ Holocene”.
|
3 |
2 | Quá trình chiếm lĩnh vùng ngập mặn Đông Nam Bộ thời Tiền - sơ sử
Trương Đắc Chiến
“Trong khoảng thời gian từ 3500 năm BP cho đến thế kỉ 1 - 2 AD, tức là từ hậu kì Đá mới cho tới sơ kì Sắt, vùng ngập mặn Đông Nam Bộ đã được các nhóm cư dân khác nhau đến chiếm lĩnh và khai phá. Khởi đầu là những cư dân Cái Vạn, Rạch Núi, tiếp đó là những cư dân Cái Lăng, Gò Me, Bưng Thơm - Bưng Bạc và cuối cùng là những cư dân ở Cần Giờ, Long Sơn. Quá trình này không chỉ là sự lan tỏa của các cư dân vùng cao ra phía biển mà còn là sự thâm nhập của các nhóm dân cư từ phía biển vào đất liền.
Những di vật tìm được rất phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình và chất liệu, thể hiện những đặc trưng văn hóa của vùng ngập mặn Đông Nam Bộ.Những di tích, di vật tìm được còn cho thấy mối quan hệ giữa vùng ngập mặn Đông Nam Bộ với các di tích ở vùng cao Đồng Nai, Vàm Cỏ, với văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, với nhiều địa điểm ở Đông Nam Á, thậm chí cả mối quan hệ với Ấn Độ và Nam Trung Quốc. Qua những di tích vùng ngập mặn ven biển này, chúng ta thấy được bằng chứng của một quá trình phát triển lên văn hóa Óc Eo từ thời tiền - sơ sử đã được hình thành ngay tại khu vực này”. |
19 |
3 | Sức sống Đông Sơn qua một số loại hình di chỉ khảo cổ học
Nguyễn Giang Hải
“Văn hóa Đông Sơn là nền tảng của nền văn minh Việt cổ, của nhà nước Văn lang và Âu Lạc. Từ năm 179 trước Công Nguyên đến năm 938 Công Nguyên, nước ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc thống trị. Đây là thời kỳ những kẻ đô hộ người Hán ra sức tiến hành Hán hóa nhằm tiêu diệt, xóa bỏ bản sắc văn hóa Việt cổ. Tuy nhiên, với truyền thống văn hóa Đông Sơn rực rỡ, người Việt vẫn bền bỉ đấu tranh chống lại ách đô hộ của các thế lực phương Bắc để giành độc lập và giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa của mình.
Bài viết này góp phần tìm hiểu và chứng minh sức sống của văn hóa Đông Sơn, truyền thống của văn hóa Việt cổ qua một số chứng cứ khảo cổ học trong thời kỳ Bắc thuộc và muộn hơn”. |
36 |
4 | Đền thần Hindu ở Cát Tiên
Đặng Văn Thắng, Võ Thị Quỳnh Như
“Quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên nằm trải dài theo thung lũng hẹp dọc sông Đồng Nai, nay thuộc các xã Quảng Ngãi và Đức Phổ của huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Quần thể di tích này được phát hiện từ năm 1985, cho đến nay đã trải qua nhiều đợt khai quật và nghiên cứu cùng với khối lượng di tích và di vật phong phú.
Theo tác giả, ở Cát Tiên có 3 loại hình kiến trúc đền bao gồm: Đền ở ngoài trời (Hypaethral Temple),đền có mái che (Roofed Temple), và đền có cấu trúc bằng gạch và đá (structural brick and stone temples).
Dựa vào, niên đại và kết cấu kiến trúc, có thể thấy ở khu di tích đền Cát Tiên có hai giai đoạn phát triển đỉnh cao. Lần thứ nhất là giai đoạn thế kỷ III - IV sau Công nguyên, tương đương với thời kỳ mà vương quốc Phù Nam phát triển đến đỉnh cao, phạm vi lãnh thổ bao gồm cả khu vực Nam Bộ. Có lẽ văn hóa Óc Eo đã có ảnh hưởng lên vùng đất Cát Tiên vào giai đoạn này. Lần thứ 2 vào giai đoạn khoảng thế kỷ VII – VIII, là thời kỳ Nam Bộ đầy biến động, sự tấn công của Chân Lạp, sự sụp đổ của Phù Nam và sự di cư từ vùng đất thấp lên vùng đất cao của một nhóm cư dân Nam Bộ cổ, những điều này cũng có thể là các yếu tố ảnh hưởng đến vùng đất Cát Tiên”.
|
43 |
5 |
Thành Lồi qua những kết quả nghiên cứu mới
Lâm Thị Mỹ Dung, Nguyễn Hữu Mạnh, Nguyễn Văn Quảng
“Trong hai năm 2011 và 2014, một nhóm các nhà khảo cổ học đã tiến hành khảo sát di tích Champa tại khu vực Bắc đèo Hải Vân, trong đó có di tích Thành Lồi hiện nay thuộc địa phận ba phường: Thủy Xuân, Thủy Biều và Phường Đúc (thành phố Huế). Toàn bộ luỹ của Thành Lồi bao quanh đồi Long Thọ, bên cạnh sông Hương. Thành Lồi là một toà thành có quy mô lớn, cấu trúc hoàn chỉnh, khá kiên cố, được đắp bằng đất là chủ yếu, hai bên có tường gạch làm cốt. Kết quả khảo sát 2011 và 2014 ở Thành Lồi cung cấp thêm một số dữ liệu về niên đại xây dựng Thành Lồi. Theo đó, thành Lồi có những tương đồng về kỹ thuật xây dựng với thành Trà Kiệu, thành Hồ; di vật như ngói và gốm Thành Lồi mang những đặc trưng giống di vật tầng văn hoá trên của Trà Kiệu; niên đại xây dựng thành Lồi có thể từ sau thế kỷ IV AD”
|
58 |
6 |
Những hiểu biết về khảo cổ học biển ở Bình Định và Phú Yên
Bùi Văn Liêm, Bùi Văn Hiếu
“Bình Định và Phú Yên có tiềm năng lớn về khảo cổ học dưới nước nói riêng và khảo cổ học biển nói chung. Hệ thống sông ngòi ở hai tỉnh này khá dày đặc, dọc bở biển đều có những cửa, vụng biển thuận lợi cho tàu thuyền ra vào và cũng nằm trong tuyến thương mại biển của khu vực với những thương cảng nổi tiếng trong lịch sử. Ở đây, có đầy đủ những loại hình di tích chính của khảo cổ học biển như thương cảng cổ (Thị Nại, Nước mặn, Quy Nhơn, Vũng Lấm), tàu đắm (Hà Ra), xưởng đóng ghe tàu thuyền. Di vật phát hiện được liên quan đến khảo cổ học biển ở khu vực này bao gồm đồ gốm/sứ/sành, đồ kim loại, đồ gỗ…
Hiện tại, do nhu cầu cuộc sống và việc phát triển kinh tế ở địa phương đang dần xâm hại nguồn di sản văn hóa này. Chính vì vậy, việc xác định, nghiên cứu hệ thống những di tích khảo cổ học dưới nước, các di tích bị chìm ngập và mối liên hệ trong lịch sử với các di tích trên đất liền ở các khu vực này là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết”.
|
71 |
7 |
Nghiên cứu khảo cổ học biển gần đây ở Vân Đồn (Quảng Ninh)
Bùi Văn Hiếu
“Trong những năm gần đây, bước đầu đã có những nghiên cứu sử dụng các phương pháp của khảo cổ học dưới nước như khảo sát bằng snúc-kơ, viễn thám, lặn khảo sát dưới nước được tiến hành ở khu vực Vân Đồn. Bên cạnh đó, có những cuộc khảo sát ở 17 địa điểm tại ba xã Quan Lạn, Minh Châu và Thắng Lợi, tập trung nghiên cứu ở hai địa điểm Mang Thúng và Cống Cái. Với vị trí địa lý của mình, có thể nói, Mang Thúng và Cống Cái giữ vai trò tương đối quan trọng trong hệ thống thương cảng Vân Đồn xưa. Bên cạnh đó, Sơn Hào là một di tích lý tưởng cho việc nghiên cứu một làng cổ có liên hệ chặt chẽ với thương cảng Vân Đồn. Hiện nay, tại phần lớn các điểm khảo sát, vẫn còn nhiều mảnh đồ gốm sành sứ với nhiều loại hình khác nhau như bát, đĩa, lon vại, bình vò, nồi, lọ… nguồn gốc Việt Nam và Trung Quốc, niên đại trải dài nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, từ thế kỷ I, II sau Công Nguyên cho đến thế kỷ XIX - XX. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu gần đây, chúng ta có thể khẳng định trong vòng bảy thế kỷ, thương cảng Vân Đồn đã hình thành và phát triển trong một không gian rộng gồm một hệ thống các bến cảng và sự giao thương diễn ra đồng thời ở nhiều địa điểm. Việc tiếp tục tiến hành khảo sát, nghiên cứu ở khu vực này hy vọng sẽ phần nào được giải đáp được vấn đề trung tâm thương cảng Vân Đồn ở đâu và sự dịch chuyển của nó qua các thời kỳ”.
|
88 |
Thông tin hoạt động Khảo cổ học | 97 | |
Giới thiệu sách | 98 |
CONTENTS
No | Page | |
1 |
ENVIRONMENTAL AND CULTURAL CONTEXTS IN HOLOCENE IN HỒNG-RIVER DELTA
Nguyễn Gia Đối
The paper refers to the environmental and cultural contexts in late Early Holocene to early Late Holocene in the Hồng-river delta. In this period, the Hồng-river plain was gradually formed and experienced environmental upheavals (of climate and vegetation), especially the changes in geomorphology and landscape due to the sea transgression and recession in the middle Holocene. In the process of inhabitation, the pattern of livelihood from the late Neolithic to the Metal Age was associated with the environmental events in the Hồng-river delta at that time. This process occurred in a mainstream trend from high to lowland plains; from the economic activities of natural exploitation and primitive agriculture to wet-rice cultivation; from making and using stone tools to the technology of metallurgy and bronze casting. This is one of the fairly typical regional and global patterns of the human interactive and adaptable process in the natural conditions of a delta area in Holocene.
|
3 |
2 |
PROCESS OF MANGROVE OCCUPATION IN THE EASTERN PART OF SOUTHERN VIỆT NAM IN PRE-PROTOHISTORICAL PERIOD
Trương Đắc Chiến
From 3500 BP to the first – second centuries AD, which means from the late Neolithic to the early Iron Age, the mangrove areas in the Eastern part of Southern Việt Nam were occupied and exploited by various groups of inhabitants. The first group was from Cái Vạn and Rạch Núi, which followed by those from Cái Lăng, Gò Me and Bưng Thơm - Bưng Bạc and the final group was from Cần Giờ, Long Sơn. This process is not only the spread of highland residents to the sea but also the penetration of the inhabitants from the sea to the mainland.
The found artifacts are very rich in quantity and diversified in forms and materials, which demonstrate the cultural characteristics of the mangrove areas in the Eastern part of Southern Việt Nam.The found artifacts and sites also show the relationship between the mangrove areas in the Eastern part of Southern Việt Nam and the sites in the highlands of Đồng Nai, Vàm Cỏ, the Sa Huỳnh culture in Central Việt Nam, and many other sites in Southeast Asia, even the relationship with India and Southern China. Through the sites in these coastal mangrove areas, we realize the evidence of the development process to the Óc Eo culture from pre- protohistorical period was formed right in these areas. |
19 |
3 |
ĐÔNG SƠN VITALITY FROM SOME TYPES OF ARCHAEOLOGICAL SITES
Nguyễn Giang Hải
The Đông Sơn culture is a base of the ancient Vietnamese civilization, of Văn lang and Âu Lạc states. From 179 BC to 938 AD, Việt Nam was dominated by feudal Chinese dynasties. This is the period that the Han (Chinese) dominators tried to sinicize in order to eliminate the ancient Vietnamese culture. However, with the brilliant Đông Sơn-culture tradition, the Vietnamese were still enduring to struggle against the dominant yoke of the Chinese forces to gain independence and preserve the Vietnamese tradition and cultural identity.
This paper contributes to the study and the justification of the Đông Sơn-culture vitality, the tradition of the ancient Vietnamese culture through some of the archaeological evidence from the Chinese Domination period and later.
|
36 |
4 |
HINDU TEMPLE IN CÁT TIÊN
Đặng Văn Thắng, Võ Thị Huỳnh Như
The complex of the sites in Cát Tiên stretch in a narrow valley along the Đồng Nai river, which now belongs to Quảng Ngãi and Đức Phổ communes of Cát Tiên district, Lâm Đồng province. This complex was found in 1985, and has been excavated and studied for many times so far, with the rich found relics and artifacts.As far as the author is concerned, there are 3 architectural types in Cát Tiên including hypaethral temples, roofed temples, brick and stone temples. Based on the dates and architectural composition, there are possibly two stages that developed to the climax in Cát Tiên site complex. The first stage was in the third – fourth centuries AD, equivalent to the time when Funan Kingdom developed to the climax, in the territory that included the whole Southern Việt Nam. The Óc Eo culture might have influenced Cát Tiên land at this time. The second stage was in the seventh – eighth centuries AD, when Southern Việt Nam was in chaos, with the attach of Chân Lạp, the collapse of Funan and the immigration of inhabitant group of old Southern Việt Nam from the low lands to the high lands, which might have been factors that affected Cát Tiên lands.
|
43 |
5 |
LỒI CITADEL THROUGH THE NEW RESEARCH RESULTS
Lâm Thị Mỹ Dung, Nguyễn Hữu Mạnh, Nguyễn Văn Quảng
In 2011 and 2014, a group of archaeologists conducted a survey at the Champa sites in the area of northern Hải Vân Pass, including Thành Lồi Citadel which now belongs to the location of the three wards: Thủy Xuân, Thủy Biều and Phường Đúc (Huế City). The whole rampart of Lồi Citadel encloses Long Thọ hill, near Hương River.Thành Lồi Citadel is large-scaled, with a complete structure that is quite solid, which was built mainly with earth and bordered by brick walls at both sides. The results of the survey in 2011 and 2014 at Lồi Citadel provide additional information to the date of the citadel construction. Accordingly, the Citadel share similarities in construction techniques with Trà Kiệu and Hồ-dynasty citadels; the artifacts from Lồi Citadel such as tiles and ceramics have the same features with those from the upper cultural layer of Trà Kiệu Citadel; the date of the construction of Lồi Citadel might be after the fourth century AD.
|
58 |
6 |
PERCEPTION OF MARINE ARCHAEOLOGY IN BÌNH ĐỊNH AND PHÚ YÊN
Bùi Văn Liêm, Bùi Văn Hiếu
Bình Định and Phú Yên have great potentials for underwater archeology in particular and marine archaeology in general. The system of rivers and canals in these two provinces are fairly dense; along the sea coast, there are pools and estuaries facilitating boats and ships and also located in the maritime trade routes of the region with the famous trade ports in history. There are enough relics forms of marine archeology as ancient trade ports (Thị Nại, Nước mặn, Quy Nhơn, Vũng Lấm), sunken ships (Hà Ra), and shipyards. The found artifacts associated with marine archaeology in these areas include ceramics/porcelain/stoneware, metal and wooden objects, etc.
These days, due to the life demands and the development of the local economy, this source of cultural heritage is being gradually vandalized. Therefore, the definition and systematic research on the underwater archaeological sites, the flooded sites and the historical association with the mainland sites in these areas are very urgent and vital.
|
71
|
RECENT RESEARCH OF MARIN ARCHAEOLOGY IN VÂN ĐỒN
Bùi Văn Hiếu
In the recent years, there have been initial studies with the application of underwater archaeological methods such as the use of snookers, remote sensing, and underwater dives in Vân Đồn area. Apart from that, there have been investigations at 17 sites in the three communes of Quan Lạn, Minh Châu and Thắng Lợi, concentrating on the research at the Mang Thúng and Cống Cái sites. With their geographical locations, Mang Thúng and Cống Cái possibly play a fairly important role in the system of the old trade ports in Vân Đồn. In addition, Sơn Hào is an ideal site for the research into an ancient village that is closely associated with Vân Đồn trade ports.
Nowadays, at most of the investigated sites, there are still many potsherds of various forms such as bowls, plates, vases, jars, pots, bottle, and so on, which are originally from Việt Nam and China, with the dates from various historical periods, from the first, second centuries AD to the nineteenth – twentieth centuries.
Based on the resent study results, we can confirm that during seven centuries Vân Đồn trade ports were formed and developed in a large space including the system of harbors and the commercial interaction occurred at many sites. The more surveys and research in this area will somehow solve the problems of where the centre of Vân Đồn trade ports might have been and its changes through the periods.
|
88 |
TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ
61- Phan chu trinh - Hà Nội
Tel: 04. 9330732, Fax: 04. 9331607
Email: tapchikhaoco@gmail.com
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
Tạp chí
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC
Tin tức khác
19 Th11 2024 16:52
19 Th11 2024 16:43
19 Th11 2024 16:36
19 Th11 2024 16:07
19 Th11 2024 15:58
19 Th11 2024 15:48
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9027895
Số người đang online: 16