Na Phật Na - Kinh đô đầu tiên và cuối cùng của vương quốc Phù Nam

- Tác giả: Đặng Văn Thắng, Nguyễn Hữu Giêng, Hà Thị Sương
- Nxb: TP.HCM - 2020
-  Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 254 tr
Vương quốc Phù Nam là một vương quốc cổ ở Đông Nam Á, tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII sau công nguyên, có diện tích bao trùm từ Nam Bộ Việt Nam qua Campuchia, Thái Lan, phía nam Lào, một phần phía đông Myanmar và một phần phía nam Malaysia ngày nay.
Vương quốc Phù Nam được hình thành từ các tiểu quốc (tiểu quốc trong Mandala), mà tiểu quốc đầu tiên là Na Phật Na, trung tâm là vùng đất Óc Eo ngày nay. Từ Na Phật Na (Óc Eo) phát triển rộng ra hình thành tiểu quốc Na Phật Na, tiểu quốc “chinh phục từ đầm lầy”, tiểu quốc Cát Tiên và các tiểu quốc khác nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
Tiểu quốc Na Phật Na là vùng trung tâm trong Madala, là vùng địa lý ở sông Hậu, bao gồm khu vực vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng U Minh, vùng lòng chảo Ô Môn Phụng Hiệp và vùng Sóc Trăng, Bạc Liệu ... Trung tâm vùng tứ giác Long Xuyên - Khu di tích Óc Eo cho đến nay vẫn được nhìn nhận là địa điểm khảo cổ có quy mô rộng lớn nhất, tập trung nhiều di tích nhất, di tích đa dạng nhất và có tổ hợp di vật lớn nhất về số lượng, đa dạng nhất về chủng loại, cao cấp nhất về trình độ kỹ thuật, về thẩm mỹ nghệ thuật so với những vùng khác trong vương quốc Phù Nam.
Căn cứ vào sự dày đặc, quy mô đồ sộ của những công trình kiến trúc, tầng văn hóa dày đặc những vết tích của những di chỉ cư trú, sự xa hoa rõ nét của các di vật đặc biệt như đồ nữ trang, trang sức quý giá bằng, hạt ngọc, tiền vàng, đồ thủy tinh,... đã tìm được ở khu vực sông Hậu có thể xác định được chính xác vị trí quan trọng của Na Phật Na, không chỉ là một tiểu quốc lớn, tiểu quốc trung tâm, một cảng thị quan trọng mà còn là kinh đô đầu tiên chi phối về kinh tế, thương mại, chính trị đối với các tiểu quốc xung quanh trong suốt ba đời dòng họ Hỗn cai trị Phù Nam (Hỗn Điền - Hỗn Bàn Huống - Hỗn Bàn Bàn) từ lúc hình thành vào thế kỷ I cho tới đầu thế kỷ III. Sau đó, do nhu cầu cần đảm bảo độ an toàn cho bộ máy quản lý nhà nước mà Angkor Borei đã được chọn làm kinh đô để xây dựng thành một khu vực hành chính quân sự độc lập khỏi khu vực cảng thị Óc Eo, khi phát triển thành đế quốc/ đế chế Phù Nam (từ thế kỷ III).
Cuốn sách giới thiệu toàn bộ về Na Phật Na - Kinh đô đầu tiên và cuối cùng của vương quốc Phù Nam với 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về tiểu quốc Na Phật Na
Chương 2: Các di tích và di vật tiêu biểu đã phát hiện ở kinh đô Na Phật Na
Chương 3: Đặc điểm dân cư và kinh tế - văn hóa - xã hội của kinh đô Óc Eo thời Phù Nam
Chương 4: Vị trí của kinh đô Na Phật Na trong vương quốc Phù Nam và mối quan hệ với các khu vực khác trên thế giới.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9213997
Số người đang online: 11