Khai quật phế tích tháp Xuân Mỹ (Bình Định)

Qua những phát hiện về kiến trúc và di vật trong quá trình khai quật nghiên cứu phế tích tháp Xuân Mỹ góp phần làm rõ thêm về tiến trình trang trí kiến trúc trong nghệ thuật Champa thời vương triều Vijaya. Nếu giai đoạn đầu khi dời đô về Vijaya vào cuối thế kỷ X, các kiến trúc tháp Champa trang trí bằng cách khắc tạc trực tiếp trên gạch là chủ đạo, tiêu biểu như tháp Bình Lâm. Đến thế kỷ XII, khi có sự chuyển biến về kiến trúc, về cơ bản những họa tiết trang trí trực tiếp trên gạch trở nên giảm dần, thay vào đó là những trang trí bằng gốm đất nung trở thành chủ đạo, bên cạnh đó vẫn sử dụng chất liệu đá trong trang trí nhưng với số lượng hạn chế, tiêu biểu cho kiến trúc thời kỳ này là tháp Bánh Ít, phế tích tháp Lai Nghi, phế tích tháp Rừng Cấm và phế tích tháp Xuân Mỹ. Đến đầu thế kỷ XIII, trở về sau, khi ảnh hưởng của kiến trúc Khmer trở nên đậm nét hơn thì việc sử dụng chất liệu đá trong trang trí kiến trúc trở nên phổ biến hơn, tiêu biểu như tháp Dương Long, tháp Đôi, tháp Cánh Tiên, phế tích Tháp Mắm…
Bối cảnh lịch sử có sự tác động đến kiến trúc Champa trong từng thời kỳ khác nhau. Với quy mô kiến trúc to lớn, trang trí mỹ thuật đẹp, được xây dựng tại cửa ngõ kinh đô Vijaya, đã phần nào phản ảnh lịch sử Vijaya thời kỳ này, đây là thời kỳ ổn định về xã hội, kinh tế phát triển, tạo nên sức sống mới sau những biến động lịch sử. Như phần trên đã trình bày, có thể tháp Xuân Mỹ được xây dựng dưới triều vua Jaya Harivarman I. Ông là vị vua đã đưa vương quốc Champa phát triển hùng mạnh với nhiều chiến công như đẩy lùi cuộc tấn công của quân Khmer vào Vijaya vào năm 1149 và sự can thiệp của Đại Việt ở phía bắc năm 1150. Để củng cố vương quyền và sự thống nhất trên toàn lãnh thổ vương quốc Champa, vua Jaya Harivarman I đã đem quân dẹp tan các cuộc nổi loạn của tiểu quốc Amaravarti năm 1151 và tiểu quốc Panduranga năm 1160, được công nhận là người cai trị toàn cõi vương quốc Champa. Sau những chiến thắng, ông đã cho xây dựng rất nhiều ngôi tháp trên khắp lãnh thổ Champa như tại tháp G trong thánh địa Mỹ Sơn, mà bia ký G5 có ghi lại và tại tháp Po Nagar, hai thánh địa lớn nhất phía Bắc và phía Nam của vương quốc Champa (Maspero 2020: 252-253).
Những mảnh gốm sứ có nguồn gốc từ Đại Việt và Trung Hoa được sử dụng phục vụ trong công trình tôn giáo Champa, cũng phản ánh quá trình giao thương buôn bán diễn ra giữa vương quốc Champa với các quốc gia lân cận.Vương quốc Champa có vị trí địa lý nằm trên tuyến đường giao thương đông - tây, chính vì vậy có điều kiện tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài. Phế tích tháp Xuân Mỹ được xây dựng theo truyền thống kế thừa tinh hoa nghệ thuật kiến trúc tháp Champa, đó là sử dụng chất liệu gạch, kết hợp vật liệu xây dựng mới ảnh hưởng từ văn hóa Khmer đó là đá ong. Quá trình khai quật phát hiện một số hiện vật trang trí kiến trúc có khắc chữ Hán, phản ánh sự giao lưu giữa văn hóa Champa với văn hóa Đại Việt hoặc Trung Hoa xa hơn là Khmer. Đó là những minh chứng cho mối quan hệ mở rộng  đa chiều giữa vùng đất Vijaya với các nền văn hóa bên ngoài, tiếp thu có chọn lọn làm giàu bản sắc văn hóa Champa trong lịch sử.

(Hoàng Như Khoa, Khảo cổ học số 2/2024)

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9020811
Số người đang online: 28