Khai quật Khảo cổ học khu vực không gian chính điện Kính Thiên 2022
Thực hiện khuyến nghị của UNESCO, sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội; Quyết định khai quật số 623/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về việc khai quật khảo cổ học tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tiến hành khai quật thăm dò 990m2 thuộc khu vực phía Bắc Đoan Môn đến phía Nam nhà Cục tác chiến.
Cuộc khai quật thu được nhiều kết quả quan trọng trong việc nhận thức các giá trị nổi bật toàn cầu của Hoàng thành Thăng Long. Cùng với việc tiếp tục xuất lộ tầng văn hóa dày 3m, chỗ sâu nhất: 4,5m, được hình thành từ giai đoạn tiền Thăng Long đến thời hiện đại, trong đó có một số di tích nổi bật như sau:
- Đối với thời Lý: lớp gạch vuông lát nền thời Lý phân bố rộng khắp tại vị trí hố khai quật. Làm rõ hai thời kỳ kiến trúc thời Lý ở đây trong đó có kiến trúc cổng, kiến trúc có 04 cột, quy mô móng tường thời Lý với các đợt gia cố khác nhau và lần đầu tiên phát lộ dấu tích thân móng tường bao được xây bằng gạch.
- Đối với thời Trần: bên cạnh việc tiếp tục phát hiện các dấu vết “bồn hoa” tương tự các cuộc khai quật trước đó, phát hiện thêm 02 dấu vết nền sân thời Trần chồng xếp lên nhau, cống nước ngầm có kích thước khá dài cho thấy sự tiếp nối thời Lý nhưng cũng có nhiều khác biệt lớn của khu vực này so với thời Lý.
- Đối với thời Lê sơ: lần đầu tiên xuất lộ hàng gạch vuông kích thước lớn lát Ngự đạo, làn đường đi xếp gạch nghiêng cho thấy cấu trúc sân Đan Trì không đơn giản như các nhận thức trước đó.
- Đối với thời Lê Trung hưng: lần đầu tiên phát hiện nhiều hiện vật đá xanh có thể được sử dụng để lát mặt Ngự đạo. Cuộc khai quật còn ghi nhận sự chênh lệch độ cao của các khoảng sân Đan Trì để rồi từ đó đưa ra giả thuyết về độ cao của các cấp nền sân (khoảng sân Đan Trì phía trước thềm rồng Chính điện Kính Thiên cao hơn 70,1cm so với độ cao của khoảng sân Đan Trì tại Đoan Môn; độ cao của khoảng sân phía trước nhà Cục Tác chiến cao hơn 6,5cm, độ chênh của 2 vị trí khoảng 20cm.
Bên cạnh các phát hiện mới trên đây, cuộc khai quật cũng phản ánh dưới lòng đất khu vực Trung tâm còn rất nhiều bí ẩn cần giải mã trong thời gian tới: cấu trúc chi tiết và tổng thể của Đan Trì như thế nào? Các cấp nền Đan Trì cao thấp và quy mô phân cấp đến đâu? Các làn đường nhỏ trên sân Đan Trì đã phát hiện, dấu tích có còn ở hướng Bắc và hướng Nam không? Rõ ràng, cấu trúc Ngự Đạo, Đan Trì phức tạp hơn nhận thức trước đây rất nhiều? và như thế, cấu trúc tổng thể của Đan Trì và cấu trúc tổng thể của không gian rộng 35.000m2 hẳn sẽ còn nhiều điều thú vị hơn nữa mà ta chưa thể biết ngay được.
Thêm nữa, mặt bằng thời Lý với sự xuất hiện nhiều dấu tích kiến trúc phía trong đường nước và tường bao tăng độ khó hiểu cho mặt bằng và chức năng của các di tích thời Lý ở đây. Hơn nữa, hầu hết quy mô và cấu trúc của kiến trúc Lý đều chưa được làm rõ. Mặt bằng và các di tích thời Trần càng rắc rối và khó hiểu nếu không nói là khó hiểu nhất ở khu vực này cũng như trong tổng thể Di sản bởi nhiều lý do khách quan (Tống Trung Tín và nnk 2023: 11-18).
Cuộc khai quật thu được nhiều kết quả quan trọng trong việc nhận thức các giá trị nổi bật toàn cầu của Hoàng thành Thăng Long. Cùng với việc tiếp tục xuất lộ tầng văn hóa dày 3m, chỗ sâu nhất: 4,5m, được hình thành từ giai đoạn tiền Thăng Long đến thời hiện đại, trong đó có một số di tích nổi bật như sau:
- Đối với thời Lý: lớp gạch vuông lát nền thời Lý phân bố rộng khắp tại vị trí hố khai quật. Làm rõ hai thời kỳ kiến trúc thời Lý ở đây trong đó có kiến trúc cổng, kiến trúc có 04 cột, quy mô móng tường thời Lý với các đợt gia cố khác nhau và lần đầu tiên phát lộ dấu tích thân móng tường bao được xây bằng gạch.
- Đối với thời Trần: bên cạnh việc tiếp tục phát hiện các dấu vết “bồn hoa” tương tự các cuộc khai quật trước đó, phát hiện thêm 02 dấu vết nền sân thời Trần chồng xếp lên nhau, cống nước ngầm có kích thước khá dài cho thấy sự tiếp nối thời Lý nhưng cũng có nhiều khác biệt lớn của khu vực này so với thời Lý.
- Đối với thời Lê sơ: lần đầu tiên xuất lộ hàng gạch vuông kích thước lớn lát Ngự đạo, làn đường đi xếp gạch nghiêng cho thấy cấu trúc sân Đan Trì không đơn giản như các nhận thức trước đó.
- Đối với thời Lê Trung hưng: lần đầu tiên phát hiện nhiều hiện vật đá xanh có thể được sử dụng để lát mặt Ngự đạo. Cuộc khai quật còn ghi nhận sự chênh lệch độ cao của các khoảng sân Đan Trì để rồi từ đó đưa ra giả thuyết về độ cao của các cấp nền sân (khoảng sân Đan Trì phía trước thềm rồng Chính điện Kính Thiên cao hơn 70,1cm so với độ cao của khoảng sân Đan Trì tại Đoan Môn; độ cao của khoảng sân phía trước nhà Cục Tác chiến cao hơn 6,5cm, độ chênh của 2 vị trí khoảng 20cm.
Bên cạnh các phát hiện mới trên đây, cuộc khai quật cũng phản ánh dưới lòng đất khu vực Trung tâm còn rất nhiều bí ẩn cần giải mã trong thời gian tới: cấu trúc chi tiết và tổng thể của Đan Trì như thế nào? Các cấp nền Đan Trì cao thấp và quy mô phân cấp đến đâu? Các làn đường nhỏ trên sân Đan Trì đã phát hiện, dấu tích có còn ở hướng Bắc và hướng Nam không? Rõ ràng, cấu trúc Ngự Đạo, Đan Trì phức tạp hơn nhận thức trước đây rất nhiều? và như thế, cấu trúc tổng thể của Đan Trì và cấu trúc tổng thể của không gian rộng 35.000m2 hẳn sẽ còn nhiều điều thú vị hơn nữa mà ta chưa thể biết ngay được.
Thêm nữa, mặt bằng thời Lý với sự xuất hiện nhiều dấu tích kiến trúc phía trong đường nước và tường bao tăng độ khó hiểu cho mặt bằng và chức năng của các di tích thời Lý ở đây. Hơn nữa, hầu hết quy mô và cấu trúc của kiến trúc Lý đều chưa được làm rõ. Mặt bằng và các di tích thời Trần càng rắc rối và khó hiểu nếu không nói là khó hiểu nhất ở khu vực này cũng như trong tổng thể Di sản bởi nhiều lý do khách quan (Tống Trung Tín và nnk 2023: 11-18).
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
02 Th12 2024 15:38
19 Th11 2024 16:52
19 Th11 2024 16:43
19 Th11 2024 16:36
19 Th11 2024 16:07
19 Th11 2024 15:58
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9143665
Số người đang online: 17