Gốm Nhật Bản trong hoàng cung Thăng Long

Tác giả: Bùi Minh Trí
Nxb: Khoa học xã hội
Khổ sách: 22cmx27cm
Số lượng: 194 tr.
Năm: 2011
Nằm chính giữa lòng Thủ đô Hà Nội, khu di tích Hoàng thành Thăng Long là một bộ phận thiết yếu trong khu trung tâm Cấm thành của Kinh đô Thăng Long xưa, kinh đô lớn nhất của quốc gia Đại Việt, có lịch sử tồn tại trong suốt chiều dài 10 thế kỷ.
Những khám phá quan trọng của khảo cổ học tại khu di tích đã mở ra những trang sử mới cho việc nghiên cứu về Kinh đô Thăng Long trên nhiều lĩnh vực kiến trúc, nghệ thuật trang trí, qui hoạch cảnh quan đô thị, đời sống Hoàng cung qua các loại đồ dùng, vật dụng…

Từ đây, nhiều bí ẩn lịch sử về Kinh đô Thăng Long bắt đầu được khai phá, trong đó bao gồm đồ gốm sứ là những đồ dùng trong đời sống hàng ngày của Hoàng cung. Đáng lưu ý là bên cạnh đồ gốm sứ Việt Nam, ở đây đã tìm thấy khá nhiều đồ sứ Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Á, phản ánh sinh động sự giao thoa giữa Thăng Long với các nền văn minh lớn trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á trong nhiều thế kỷ. Trong đó, những sưu tập đồ sứ Nhật Bản có niên đại thời Edo, là minh chứng tiêu biểu cho việc tìm hiểu sự giao thoa giữa Thăng Long với Nhật Bản vào thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17.

Gốm Nhật Bản trong hoàng cung Thăng Long” cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết quan trọng về phẩm cấp của những đồ sứ Nhật Bản được các vua chúa Đại Việt sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long đương thời, đồng thời đưa ra những cơ sở khoa học tin cậy, minh chứng sinh động mối quan hệ, sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Thăng Long với Nhật Bản trong lịch sử thông qua con đường gốm sứ trên biển diễn ra sôi động vào thời kỳ đại thương mại.
Cuốn sách gồm 3 nội dung chính:
Phần I. Đồ gốm Nhật Bản phát hiện trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long
Phần II. Quan hệ Thăng Long và Nhật Bản qua con đường gốm sứ thương mại
Phần III. Vai trò của đồ gốm Nhật Bản trong Hoàng cung Thăng Long

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9254813
Số người đang online: 22