Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới (27/06/2012)

Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới (27/06/2012)

 

 

Kích thước: 16 x 24 cm

Năm xuất bản: 2011

Số trang: 373

“Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới” là cuốn sách thứ 3 trong Tủ sách Khoa học xã hội, được thực hiện với sự tài trợ của Viện Harvard Yenching

Giới thiệu về nội dung:

“Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới” là cuốn sách thứ 3 trong Tủ sách Khoa học xã hội, được thực hiện với sự tài trợ của Viện Harvard Yenching, là sự tiếp theo của các cuốn “Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay” (2008) và “Nghiên cứu văn học Việt Nam - những khả năng và thách thức” (2009). Nội dung của cuốn sách gồm một số bài viết về lịch sử và khảo cổ học, hai trong số các ngành khoa học xã hội cơ bản của Việt Nam.

Mặc dù không có tham vọng tập hợp những kết quả nghiên cứu mới nhất nhưng cuốn sách đã cố gắng giới thiệu một số kết quả nghiên cứu theo hướng vận dụng các lý thuyết đang phổ biến trong giới nghiên cứu quốc tế, ứng dụng các phương pháp đa ngành và liên ngành, sử dụng kết quả của các phương pháp và kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực sử học và khảo cổ học với đối tượng nghiên cứu là các loại di sản lịch sử khác nhau, bao gồm các di sản vật thể, phi vật thể, sử liệu, văn liệu và cả các nguồn tư liệu không chính thống (theo quan niệm truyền thống), cũng như các sản phẩm trí tuệ của các học giả đi trước.

Chín bài viết được tập hợp trong cuốn sách này - với tư cách là những nghiên cứu trường hợp, có những cách tiếp cận đa dạng và sử dụng những phương pháp khác nhau để giải quyết hoặc xới lên các vấn đề đang được quan tâm. Trong khi có những bài viết thuần tuý mang tính chất là các khảo cứu thuộc chuyên ngành khảo cổ học hay sử học, bạn đọc có thể thấy một số bài viết vận dụng một cách linh hoạt các hướng tiếp cận thuộc cả hai chuyên ngành, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng rất đa dạng.

Sau đây là một số vấn đề cơ bản được đề cập tới trong nội dung cuốn sách: Một số khuynh hướng lý thuyết của khảo cổ học và sử học đang hiện hành và việc ứng dụng các lý thuyết này ở Việt Nam.

Các phương pháp, kỹ năng thu thập và khai thác tư liệu, phương pháp nghiên cứu đa ngành, kỹ năng vận dụng các kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau để giải quyết các vấn đề của khảo cổ học và sử học.

Những hướng tiếp cận khác nhau đối với các nguồn tư liệu khảo cổ học và lịch sử; những vấn đề có thể giải quyết cả trong nghiên cứu lẫn trong ứng dụng vào thực tế…

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: George Soulie De Morant - Nxb: Mỹ Thuật - Năm xb: 2023 - Số trang: 381tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đỗ Trường Giang, Đổng Thành Danh, Bá Minh Truyền - Nxb: Thế Giới - Năm xb: 2021 - Số trang: 527tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Viên Như - Nxb: Hồng Đức - Năm xb: 2022 - Số trang: 335tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Vũ Huyễn Trang - Nxb: Thế giới - Năm xb: 2022 - Số trang: 266 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Marcel Bernanose - Nxb: Mỹ Thuật -Năm xb: 2023 - Số trang: 238 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đại úy hải quân Francis Garnier, Nguyễn Minh dịch và chú giải - Nxb: Đại học Sư phạm - Năm xb: 2023 - Số trang: 848 - Khổ: 18.5 x 26.5...
- Tác giả: Trần Minh Nhựt - Nxb: Dân Trí -Năm xb: 2022 - Số trang: 261 - Khổ: 20.5 x 27.5 cm - Bìa: mềm
- Tác giả: Đinh Khắc Thuân - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2021 - Số trang: 752 tr - Khổ sách: 16x24tr - Hình thức bìa: cứng
- Tác giả: Nguyễn Tuấn Cường - Nxb: Khoa học xã hội - 2020 - Số trang: 522 tr - Khổ sách: 16x24tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 7587274
Số người đang online: 15