Di chỉ tiền sử Cái Bèo, đảo Cát Bà (01/09/2010)
Di chỉ tiền sử Cái Bèo, đảo Cát Bà (01/09/2010)
Thứ tư, 01 Tháng 9 2010 10:40
Cơ quan soạn thảo: NXB Khoa học xã hội
Kích thước: 16 x 24 cm
Hình thức bìa: 16 x 24
Năm xuất bản: 2010
Số trang: 328
Di chỉ Cái Bèo ở đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải phòng, có toạ độ 20o43’8’’ vĩ Bắc và 107o3’2’’ kinh Đông, cao 4m so với mặt nước biển.
Giới thiệu về nội dung:
Di chỉ Cái Bèo ở đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải phòng, có toạ độ 20o43’8’’ vĩ Bắc và 107o3’2’’ kinh Đông, cao 4m so với mặt nước biển. Di chỉ do M. Colani phát hiện năm 1938 và đặt tên là di chỉ Vịnh làng Chài – Baie des Pêcheurs. Di chỉ rộng 18.000m2, được các nhà khảo cổ học Việt Nam khai quật 4 lần vào các năm 1973, 1981,1986 và 2006. Đây là một trong số các di chỉ khảo cổ Tiền sử nổi tiếng ở vùng duyên hải Đông Bắc của Tổ quốc, có giá trị quan trọng trong nghiên cứu lịch sử - văn hoá dân tộc. Do tính chất đặc biệt của di chỉ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng Di tích cấp Quốc gia cho di chỉ Cái Bèo tại Quyết định số 316/QĐ-BVHTTDL, ngày 22 tháng 1 năm 2009.
Do tính chất đặc biệt của di chỉ Cái Bèo như vậy nên vừa qua PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học) đã chủ biên cuốn sách có nhan đề “Di chỉ tiền sử Cái Bèo, đảo Cát Bà” nhằm giới thiệu diện mạo văn hoá Tiền sử di chỉ Cái Bèo, góp phần bảo vệ, phát huy giá trị đặc biệt quan trọng của di tích.
Tiếp cận cuốn sách bạn đọc sẽ dễ dàng nhận thấy một số quan điểm trong cuốn sách này đã được tác giả đề cập ít nhiều trong một số bài viết về văn hoá Hạ Long và Tiền Hạ Long, về di chỉ Cái Bèo hay về văn hoá biển Tiền sử Việt Nam đã từng đăng trên Tạp chí Khảo cổ học, Thông báo khoa học Bảo tàng Lịch sử Việt Nam từ năm 1973 đến nay hoặc mới đây nhất là trong cuốn sách về khảo cổ học vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam xuất bản năm 2005.
Trên cơ sở những tư liệu khảo cổ khai quật được công trình đã xác định những đặc trưng di tích và di vật, niên đại, các giai đoạn phát triển và phác thảo bức tranh kinh tế - văn hoá xã hội của cư dân tiền sử Cái Bèo. Một số vấn đề về phân kỳ khảo cổ, văn hoá Hạ Long và vị trí của nền văn hoá này trong bình tuyến Đá mới cũng như truyền thống văn hoá biển Tiền sử Việt Nam... cho thấy rằng Cái Bèo là di tích khảo cổ thềm biển có quy mô lớn, địa tầng dày, có tổ hợp di tích và di vật phong phú. Những vết tích văn hoá ở đây đã phản ánh sự phát triển kế tiếp từ Trung kỳ Đá mới (đặc trưng cho nền văn hoá Cái Bèo) sang Hậu kỳ Đá mới (đặc trưng cho văn hoá Hạ Long). Đây là những tư liệu quan trọng cho việc xác định các giai đoạn phát triển văn hoá tiền sử đảo Cát Bà và vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam... Thêm vào đó cuốn sách cũng là lời cảnh báo di chỉ Cái Bèo hiện đang bị xâm hại nghiêm trọng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các nhà khảo cổ và những người quản lý văn hoá hãy bảo vệ di chỉ Cái Bèo vì đây không chỉ là di sản văn hoá biển tiêu biểu, đặc sắc của Việt Nam mà còn là bảo tàng địa chất tuyệt với về sự dao động mực nước biển đại dương. Sự tiếp nhận và thích ứng của con người trước hiện tượng biển tiến, biển thoái, là một bài học cho chúng ta hôm nay trước nguy cơ nước biển đại dương đang dâng cao từ nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu.
- 26/03/2012 10:27 - Sự hình thành nhà nước sơ khai ở miền Bắc Việt Nam (26/03/2012)
- 22/03/2012 10:31 - Nghiên cứu đô thị cổ Hội An - từ quan điểm khảo cổ học lịch sử (22/03/2012)
- 22/03/2012 10:29 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2010 (22/03/2012)
- 13/12/2010 10:34 - GIẢI THƯỞNG SÁCH VIỆT NAM NĂM 2010 (13/12/2010)
- 01/09/2010 10:42 - Khảo cổ học bình dân Nam bộ - Việt Nam, từ thực nghiệm đến lý thuyết (01/09/2010)
- 01/09/2010 10:36 - Các Nền Văn Hóa Khảo Cổ Tiêu Biểu Ở Việt Nam (01/09/2010)
- 23/08/2010 10:44 - Sách mới: Sách (23/08/2010)
- 26/11/2009 11:17 - Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:15 - Khảo Cổ Học Tiền Sử Và Sơ Sử Sơn La (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:12 - Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang (25/11/2009)